Thư viện

Căn nhà của Mẹ Maria được ba giáo hoàng thăm viếng


 

aleteia.org, Daniel R. Esparza, 2016-08-09

Căn nhà nơi Mẹ Maria đã sống những năm cuối đời gần thành phố cổ Êphêsô

Theo truyền thống xưa cổ kitô giáo, khi đi trốn khỏi sự bách hại ở Giêrusalem, Thánh Gioan thánh sử đã đưa Đức Mẹ đến thành phố cổ  Êphêsô trong vùng Izmir (Smyrne) Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đây Đức Mẹ sống những năm cuối đời. Một truyền thống công giáo và chính thống cho rằng, cũng tại nơi này, hồn xác Đức Mẹ đã được lên trời.

Căn nhà được tìm lại năm 1891

Năm 1891, hai linh mục Dòng Ladarô của trường trung học Pháp ở Smyne đã tìm lại được căn nhà này theo các chỉ dẫn chính xác của bà Anne-Catherine Emmerich, người Đức, bà có thị kiến và bà viết lại trong quyển sách Đời sống của Đức Mẹ. Năm năm sau, 1891, Đức Giáo hoàng Lêô XIII chính thức ra tự sắc căn nhà này là nơi thánh cho tín hữu kitô (nhưng không chính thức nhìn nhận đây là nơi Đức Mẹ hồn xác lên trời). Sau này, các giáo hoàng Phaolô VI, Gioan-Phaolô II và Bênêđictô XVI đều có đến thăm viếng căn nhà này.

Một hơi hành hương

Theo bà Anne-Catherine Emmerich, vào thế kỷ 13, căn nhà này trở thành một nhà nguyện nhỏ theo kiểu byzantine, một kiến trúc có từ thế kỷ thứ 6, thứ 7. Hàng năm có hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới, đủ mọi thành phần đến hành hương ở đây, khách du lịch khách hành hương, tín hữu kitô giáo các nhánh và ngay cả người hồi giáo, đặc biệt là hành hương vào ngày 15 tháng 8, ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời.

Một cộng đoàn nam nữ tu sĩ công giáo sống thường xuyên ở đây.

Đức Phanxicô thăm hai tu viện của các nữ tu Biển Đức và Clara ở các bang Aquila và Rieti


Nguồn phanxico.vn

zenith.org, Anne Kurian, 2016-08-10

Đức Phanxicô thăm hai đan viện 20160811

Vẫn còn trong thời gian nghỉ ngơi mùa hè, ngày 9 tháng 8 Đức Phanxicô đã đến thăm hai tu viện của các nữ tu Abruzzes và Latium: ngài gặp cộng đoàn các nữ tu Biển Đức ở Carosi, thuộc bang Aquila, và đan viện các nữ tu Dòng Clara của Thánh Philippa Mareri ở Borgo San Pietro di Petrella Salto, bang Rieti.

Giám mục địa phận Rieti, Domenico Pompili, tháp tùng Đức Giáo hoàng. Ngày 4 tháng 1-2016, Đức Phanxicô cũng đã bất ngờ đến thăm Greccio thuộc bang này để viếng thăm hang đá của thánh Phanxicô.

Lần này ngài viếng thăm Dòng các “Nữ tu Biển Đức của Gương mặt Chúa Giêsu Kitô” được tu sĩ Dòng Biển Đức Ildebrando Gregori thành lập năm 1945-1946. Ơn gọi của Dòng là lo cho các em bé nghèo và mồ côi sau Thế chiến Thứ nhì.

Đức Phanxicô chưa bao giờ đến Abruzzes. Ở Carsoli, Đức Phanxicô đã ăn sáng với các nữ tu, cầu nguyện và đi dạo trong khuôn vườn của đan viện.

Đan viện ở Borgo San Pietro là nhà mẹ của cộng đoàn được thánh Philippa Mareri (1190-1236) thành lập theo bước chân của thánh Clara và thánh Phanxicô. Các nữ tu phục vụ trong các sinh hoạt của giáo xứ và dạy ở các trường học.

Marta An Nguyễn chuyển dịch

Cây Đại Thụ Truyền Thông Việt Nam đã Qua Đời


Tờ mờ sáng, nghe tin Cha đã ra đi ! Cây đại thụ truyền thông Việt Nam : Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài đã ngã !

Một ơn gọi rất đặc biệt đến với Đức Ông Phêrô.

Đức Ông là người con thứ tư trong gia đình có 6 anh chị em. trong một gia đình nông dân ở họ đạo Rạch Lọp, giáo phận Vĩnh Long. Khi được 10 tuổi, Đức Ông được gửi vào Tiểu Chủng Viện và đi tu từ đó. Và rồi Đức Ông lãnh sứ vụ linh mục nhưng gần như cả đời Đức Ông chưa bao giờ làm cha sở. Hơn một lần tôi được nghe Đức Ông chia sẻ cuộc đời Đức Ông như cuộc đời của ngôn sứ Gio-na. Khi đang học ở Roma năm thứ hai, Đức Ông được cha thư ký của Đức Thánh Cha thông báo cha sẽ đi Phi Luật Tân để làm việc cho Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu.

Nghe tin ấy, Cha như người từ trên trời rơi xuống đất vậy. Với bản tính của con người, ai ai muốn an thân cũng như không muốn cuộc sống bị xáo trộn, Cha cũng vậy, Cha không muốn đi và lấy cớ sang Đức học tiếng , nhưng cũng chỉ học được một kỳ hè và phải trở về Roma chuần bị cho nhiệm vụ ở Manila. Cha vẫn cứ đinh ninh rằng Cha làm việc cho đài vài ba năm nhưng Chúa để Cha hiện diện như một ơn gọi đặc biệt suốt 38 năm. 38 năm dài đăng đẳng với công việc âm thầm trong một góc phòng để làm truyền thông, để loan báo Tin Mừng cho Chúa một cách khiêm hạ.

Một cuộc đời dài loan báo Tin Mừng qua Radio, chẳng ai biết mặt nhưng chỉ biết giọng của Ngài, giọng đọc của Cha không lẫn đi đâu được. Giọng đặc sệt người miền Nam truyền cảm và nhẹ nhàng đã để lại trong lòng thính giả qua những dòng tin tức, những dòng suy niệm Tin Mừng và những câu chuyện Cha góp nhặt trong Lẽ Sống.

Ai cũng nhớ, thời bao cấp ở Việt Nam cũng là thời có quá nhiều khó khăn của nền kinh tế thế giới và Châu Á, nhờ Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu mà biết bao nhiêu anh chị em không có điều kiện tham dự thánh lễ được thông công. Hơn thế nữa, không ai thống kê được đã có bao nhiêu anh chị em nhờ vào cái radio nho nhỏ và giọng đọc trầm ấm mỗi ghe được mà xin rửa tội gia nhập vào Giáo Hội. Những công việc âm thầm trong phòng thu âm và những ngày tháng rút ruột nhả tơ để có chương trình phát mỗi ngày quả là một thách đố lớn.

Điều kỳ diệu là Đức ông đã miệt mài cần mẫn trong công việc đòi hỏi nhiều tài lực này suốt bốn thập kỷ. Cha đã nhiều lần và quá nhiều lần tạ ơn Thiên Chúa đã cho Cha sống đến hôm nay và đó là một ngạc nhiên lớn cho Cha. Cha chia sẻ Cha ngạc nhiên vì khi chịu chức, Cha chỉ xin cho sống được 20 năm, vậy mà Chúa để cho đến hôm nay là 40 năm. Hơn thế nữa, Cha đã hai lần bị nhồi máu cơ tim và gần đây nhất một cơn nữa, vậy mà Chúa vẫn để cho Cha còn sống. Chắc có lẽ Chúa cứ cho Cha được gấp đôi.

Với ân huệ đó, Cha cũng dí dỏm : “Tôi xin Chúa cho tôi 40, có thể Chúa cho tôi gấp đôi chăng?” Ước muốn của con người, mơ ước của một người tha thiết với loan báo Tin Mừng bằng truyền thông đã khép lại bởi giới hạn cũng như không qua khỏi bàn tay Thiên Chúa.

Do hoàn cảnh, do sứ vụ Cha đã rời xa quê hương vài chục năm trường nhưng ước mơ đau đáu được trở về quê hương luôn ở trong Cha. Chính vì thế, sau khi rời nhiệm vụ, Cha đã trở về quê hương để sống trong âm thầm lặng lẽ và nhất là để đón nhận những đau đớn từ căn bệnh thể xác mà Cha đang mang. Sống âm thầm, làm việc cũng âm thầm và ra đi cũng âm thầm.

Đức Ông chưa bao giờ nói rẳng phải sống như thế này như thế kia hay như cách tôi đã sống nhưng qua đời sống chân chất của một người miền Nam cũng đã để lại cho mọi người nhiều bài học. Ít nhiều về chuyện truyền thông, con đường truyền thông Đức Ông đi là con đường ôn hòa và mềm mại. Đã không biết bao nhiêu lần Đức Ông như là sứ giả của Tin Mừng, sứ giả của Thiên Chúa để nối kết lại những hiểu lầm, những đối chọi của tôn giáo, của kỳ thị tín ngưỡng

tất cả đều âm thầm và dường như Đức Ông không muốn cho ai biết công việc âm thầm đó. Đức Ông không một lần phô trương rằng tôi đã làm được chuyện này chuyện kia trong đối thoại, trong giảng hòa một cách êm thắm và rồi Đức Ông cũng không hề bám víu một chút gì đó cho Đức Ông vào những ngày cuối đời.
Ẩn náu trong căn phòng nhỏ bé của các nữ tu Mến Thánh Giá Chợ Quán đối với Đức Ông cũng là đủ.
Đức Ông đã sống sứ mạng truyền thông cách đặc biệt bằng chính đời sống nhỏ bé khiêm nhu.

Cây đại thụ truyền thông Việt Nam đã ngã nhưng hình bóng cũng như cách sống của Cha vẫn còn mãi trong lòng của thính giả, của những ai đã hơn một lần quen biết Đức Ông

Xin Chúa thương đón nhận Đức Ông và để cho Đức Ông một chỗ trong cung lòng Thiên Chúa như suốt cả cuộc đời Đức Ông hằng mong ước. Lẽ nào cả cuộc đời loan báo Tin Mừng, loan báo Tình Thương Thiên Chúa cho mọi người mà Chúa lại bỏ Đức Ông sao ? Chúng con tin tưởng tín thác Đức Ông vào lòng thương xót của Chúa.

Xin tạm biệt Đức Ông và thầm mong gặp Đức Ông trong Nước Trời.

Micae Bùi Thành Châu

Sinh viên – bạn cần gì?


“Gửi các bạn sinh viên những trăn trở của một người trẻ tuổi. Giờ này có thể bạn đang ngủ rất ngon. Tôi thì không dù đồng hồ chỉ đúng 5h sáng. Mấy nay cứ trăn trở nhiều thứ, thức khuya lắm! Nhiều khi cũng thắc mắc không biết mình có phải 25 tuổi không? Thấy mình già so với tuổi quá. Tiếp tục đọc

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc


DTC_Rome10052014WHĐ (10.05.2014) – Sáng ngày 09-05, tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, và các nhà lãnh đạo các tổ chức chuyên trách trực thuộc Liên Hiệp Quốc đang có mặt tại Rôma tham dự cuộc họp giao ban theo định kì mỗi nửa năm.
Tiếp tục đọc

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân ngày thế giới cầu cho ơn thiên triệu lần thứ 51


DTC_Bon_PapeTòa Thánh đã phổ biến Sứ điệp Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu lần thứ 51, với chủ đề “Các ơn gọi, chứng tá cho chân lý”, trong đó ngài nhấn mạnh “Ơn gọi là hoa trái được chín mùi nơi cánh đồng được vun trồng kỹ càng bởi tình yêu hỗ tương vốn trở thành sự phục vụ lẫn nhau, trong khung cảnh của một đời sống Giáo hội đích thực. Không có ơn gọi nào nảy sinh một mình hay sống cho bản thân cả. Ơn gọi tuôn trào từ trái tim của Thiên Chúa và nảy sinh nơi mảnh đất tốt của dân trung tín, trong kinh nghiệm của tình yêu huynh đệ”, và đồng thời mời gọi “sống mức độ cao của đời thường Kitô hữu”. Dưới đây là toàn văn sứ điệp của Đức Phanxicô:

Tiếp tục đọc

Giáo xứ Khe Gát: Cái chết bí ẩn của bé gái 12 tuổi


Người mẹ đơn thân khóc thét rồi ngất xỉu khi nhìn thấy thi thể của đứa con gái duy nhất tìm thấy bên vệ đường, với nhiều vết đánh vào đầu.

Ngày 11/2, Đại tá Trần Văn Tùng, Trưởng Công an huyện Bố Trạch cho biết, Công an tỉnh Quảng Bình đã tung toàn bộ lực lượng để điều tra, truy xét, tìm ra hung thủ giết cháu Nguyễn Thị Quỳnh (sinh năm 2002 ở thôn 1 Khe Gát, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình). Cơ quan công an cũng kêu gọi hung thủ sớm ra đầu thú. Tiếp tục đọc

Uỷ ban Giáo dục Công giáo / HĐGMVN: Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo dịp lễ Giáng sinh 2013


Tiếp tục đọc

TÔNG HUẤN EVANGELII GAUDIUM – NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG


Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ

DÀNH CHO CÁC GIÁM MỤC

CÁC LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ

NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC THÁNH HIẾN

VÀ TẤT CẢ CÁC TÍN HỮU GIÁO DÂN

VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIN MỪNG

TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

 
Lời người dịch – Tông Huấn này gồm có 5 chương và 288 câu. Trong Tông Huấn này, Đức Thánh Cha giải thích và khai triển rất nhiều điều cho thấy rõ chủ trương và lập trường của ngài. Ngài muốn tất cả mọi tín hữu, từ Giám Mục, Linh Mục cho đến giáo dân đọc và sử dụng những chỉ dẫn trong Tông Huấn này để chuyển hướng sống đạo và truyền giáo. Vì Tông Huấn khá dài và súc tích, xin mạn phép chia thành ba phần cho dễ đọc và nghiên cứu. – Phaolô Phạm Xuân Khôi
MỞ ĐẦU

1. Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và toàn thể đời sống của những người gặp gỡ Chúa Giêsu. Những người để cho mình được Người cứu độ được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn rầu, trống rỗng nội tâm và cô lập. Với Chúa Giêsu Kitô niềm vui được sinh ra và luôn luôn tái sinh. Trong Tông Huấn này, tôi muốn khuyến khích các tín hữu Kitô giáo, để mời họ vào một giai đoạn mới của truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui trong khi chỉ ra những con đường mới cho cuộc hành trình của Hội Thánh trong những năm tới. Tiếp tục đọc

Đường hướng mục vụ của Giáo hội Chúa Kitô tại Việt Nam


Bài nói chuyện của Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc

với Hội nghị các Bề trên Thượng cấp các Hội dòng có mặt tại Việt Nam
K’Long, 05-11-2013

Từ ngày 05 đến 07-11-2013, Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên các bề trên Thượng cấp tại Tu viện Don Bosco K’Long, Đức Trọng – Lâm Đồng. Đến chia sẻ với Hội nghị có Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Uỷ ban Tu sĩ, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, giám mục giáo phận Đà Lạt, Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài. Ngoài ra, Ban Điều hành đã mời Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli đến trao đổi với Hội nghị và tham dự ngày bế mạc.

Sau đây là bài nói chuyện của Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục trong ngày khai mạc.

DC DOCChủ đề được Hội nghị gợi ý cho tôi là: “Đường hướng mục vụ hiện nay của Giáo hội Việt Nam”. Chủ đề này đã được bàn thảo trong Đại hội Dân Chúa năm 2010, với Đề cương Giáo hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm–Hiệp thông–Sứ vụ, và đã được cụ thể hóa trong Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”. Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa đề ra định hướng mục vụ của Giáo hội Việt Nam trong nhiều năm, với chương trình hành động cụ thể từ năm 2010 đến năm 2013. Định hướng đó được tiếp nối với nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa” trong Thư Chung mới đây của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa, ngày 10 tháng 10 năm 2013. Tiếp tục đọc