Căn nhà của Mẹ Maria được ba giáo hoàng thăm viếng


 

aleteia.org, Daniel R. Esparza, 2016-08-09

Căn nhà nơi Mẹ Maria đã sống những năm cuối đời gần thành phố cổ Êphêsô

Theo truyền thống xưa cổ kitô giáo, khi đi trốn khỏi sự bách hại ở Giêrusalem, Thánh Gioan thánh sử đã đưa Đức Mẹ đến thành phố cổ  Êphêsô trong vùng Izmir (Smyrne) Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đây Đức Mẹ sống những năm cuối đời. Một truyền thống công giáo và chính thống cho rằng, cũng tại nơi này, hồn xác Đức Mẹ đã được lên trời.

Căn nhà được tìm lại năm 1891

Năm 1891, hai linh mục Dòng Ladarô của trường trung học Pháp ở Smyne đã tìm lại được căn nhà này theo các chỉ dẫn chính xác của bà Anne-Catherine Emmerich, người Đức, bà có thị kiến và bà viết lại trong quyển sách Đời sống của Đức Mẹ. Năm năm sau, 1891, Đức Giáo hoàng Lêô XIII chính thức ra tự sắc căn nhà này là nơi thánh cho tín hữu kitô (nhưng không chính thức nhìn nhận đây là nơi Đức Mẹ hồn xác lên trời). Sau này, các giáo hoàng Phaolô VI, Gioan-Phaolô II và Bênêđictô XVI đều có đến thăm viếng căn nhà này.

Một hơi hành hương

Theo bà Anne-Catherine Emmerich, vào thế kỷ 13, căn nhà này trở thành một nhà nguyện nhỏ theo kiểu byzantine, một kiến trúc có từ thế kỷ thứ 6, thứ 7. Hàng năm có hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới, đủ mọi thành phần đến hành hương ở đây, khách du lịch khách hành hương, tín hữu kitô giáo các nhánh và ngay cả người hồi giáo, đặc biệt là hành hương vào ngày 15 tháng 8, ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời.

Một cộng đoàn nam nữ tu sĩ công giáo sống thường xuyên ở đây.

Đức Phanxicô thăm hai tu viện của các nữ tu Biển Đức và Clara ở các bang Aquila và Rieti


Nguồn phanxico.vn

zenith.org, Anne Kurian, 2016-08-10

Đức Phanxicô thăm hai đan viện 20160811

Vẫn còn trong thời gian nghỉ ngơi mùa hè, ngày 9 tháng 8 Đức Phanxicô đã đến thăm hai tu viện của các nữ tu Abruzzes và Latium: ngài gặp cộng đoàn các nữ tu Biển Đức ở Carosi, thuộc bang Aquila, và đan viện các nữ tu Dòng Clara của Thánh Philippa Mareri ở Borgo San Pietro di Petrella Salto, bang Rieti.

Giám mục địa phận Rieti, Domenico Pompili, tháp tùng Đức Giáo hoàng. Ngày 4 tháng 1-2016, Đức Phanxicô cũng đã bất ngờ đến thăm Greccio thuộc bang này để viếng thăm hang đá của thánh Phanxicô.

Lần này ngài viếng thăm Dòng các “Nữ tu Biển Đức của Gương mặt Chúa Giêsu Kitô” được tu sĩ Dòng Biển Đức Ildebrando Gregori thành lập năm 1945-1946. Ơn gọi của Dòng là lo cho các em bé nghèo và mồ côi sau Thế chiến Thứ nhì.

Đức Phanxicô chưa bao giờ đến Abruzzes. Ở Carsoli, Đức Phanxicô đã ăn sáng với các nữ tu, cầu nguyện và đi dạo trong khuôn vườn của đan viện.

Đan viện ở Borgo San Pietro là nhà mẹ của cộng đoàn được thánh Philippa Mareri (1190-1236) thành lập theo bước chân của thánh Clara và thánh Phanxicô. Các nữ tu phục vụ trong các sinh hoạt của giáo xứ và dạy ở các trường học.

Marta An Nguyễn chuyển dịch

Chính Anh Em Là Nhân Chứng


Ơn gọi Kitô hữu trên hết là một lời mời gọi tình yêu lôi cuốn chúng ta và làm cho chúng ta vượt lên trên chính mình, xé toạc con người và đẩy ta vào “một cuộc xuất hành liên lỉ ra khỏi chính cái tôi đóng kín của mình đế tiến về sự tự do trong việc trao ban chính mình nhờ tìm lại được chính mình, mà trên hết là qua việc khám phá ra Thiên Chúa”(Benedetto XVI, Lett. Enc Deus Caritas est, 6).

Chúng tôi đến với Cồn Sẻ, một giáo xứ miền hạ lưu sông Gianh, vào sáng Chúa Nhật III Phục Sinh. Cồn đất nằm giữa Nguồn Nậy và Nguồn Son của dòng sông Gianh vẫn chảy hiền hòa từ bao đời ấy đã in dấu chân của các nhà truyền giáo ngay từ khi đất Quảng bắt đầu đón nhận hạt giống Tin Mừng. Là một giáo xứ toàn tòng, với 3.358 giáo dân, cồn sẻ là một điển hình sống động cho sức sống của Giáo hội. Đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, 100% giáo dân sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản, mạng sống nhiều khi khá lay lắt, phó mặc cho biển cả cùng với sự hiền hòa và giận dữ của nó. Hẳn chúng ta còn nhớ trận cuồng phong năm 2013 đã cướp đi hàng chục sinh mạng của người dân nơi đây, làm cho xứ đạo vốn yên bình này nhuốm đầy tang tóc. Tuy nhiên, không vì thế mà đời sống đạo ở đây phai nhạt, ngược lại, họ càng tin tưởng và cậy trông vào Chúa để tiếp bước cuộc xuất hành về quê trời giữa bao nhiêu gian lao thử thách. Chia sẻ với đoàn chúng tôi sau bữa cơm thân mật, cha quản xứ Giuse Hoàng Anh Ngợi, đã nói lên niềm vui sướng của mình và cộng đoàn khi được đón tiếp phái đoàn Đại Chủng Viện, đồng thời bày tỏ niềm vui, niềm tự hào về truyền thống đức tin, lòng đạo đức, lòng yêu mến Giáo hội của con chiên nơi đây.

Như một cuộc xuất hành mới, anh em chúng tôi đến với bà con nơi đây như để chứng kiến tận mắt sự căng trào sức sống của Giáo hội, để thấy được những khó khăn và những đòi hỏi của công tác rao giảng Tin Mừng, và để chia sẻ những khó khăn mà người dân nơi đây đang gặp phải. Điều chúng tôi cảm nhận được là sự lạc quan, vui tươi của người giáo dân, dù trải qua những khó khăn, thử thách. Hẳn là niềm vui ấy phát xuất từ việc gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa và được thúc đẩy đến với anh em trong tình liên đới sẻ chia như câu châm ngôn được đặt ngay trong cung thánh của thánh đường giáo xứ, để mọi người cùng suy gẫm và noi theo: Gia Đình Giáo Xứ Thấm Đẫm Tinh Thần Phúc Âm. Chiếu Tỏa Phúc Âm Đến Với Muôn Dân. Đây quả là một bài học quý báu cho chúng tôi, như tông huấn Evangelii Gaudium đã nói đến: “Người môn đệ của Đức Giêsu có một con tim rộng mở hướng đến những chân trời không biên giới, và sự thân thiết của người ấy với Thiên Chúa không bao giờ là một cuộc trốn chạy khỏi cuộc sống, khỏi thế giới, nhưng ngược lại, nó chủ yếu được thiết định để trở thành một sự hiệp thông mang tính sứ mạng” (Tông Huấn Evangelii gaudium, 23).

Hướng tới Chúa Nhật cầu nguyện cho ơn gọi, sự hiện diện của đoàn chúng tôi hôm nay cũng là một lời động viên khích lệ các bạn trẻ trong giáo xứ quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa, sẵn sàng dấn bước trên con đường tu trì; dám đi ngược lại những mời mọc của chủ nghĩa thế tục hưởng thụ, để khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của ơn gọi và thấy được ý nghĩa đích thực của hành trình theo Chúa.

Thật tuyệt vời biết bao khi ta biết để mình được lời mời gọi của Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên, đón nhận Lời Ngài, bước đi theo dấu chân của Đức Giêsu, trong việc phụng thờ mầu nhiệm Thiên Chúa và quảng đại hiến thân cho người khác! Đời sống của chúng ta sẽ mỗi ngày trở nên phong phú hơn và chan chứa niềm vui hơn!”(Sứ điệp nhân ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi 2015)

Ban Truyền Thông

IMG_1852
IMG_1906
IMG_1907
IMG_0415
IMG_0418
IMG_1985
IMG_0400

Cây Đại Thụ Truyền Thông Việt Nam đã Qua Đời


Tờ mờ sáng, nghe tin Cha đã ra đi ! Cây đại thụ truyền thông Việt Nam : Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài đã ngã !

Một ơn gọi rất đặc biệt đến với Đức Ông Phêrô.

Đức Ông là người con thứ tư trong gia đình có 6 anh chị em. trong một gia đình nông dân ở họ đạo Rạch Lọp, giáo phận Vĩnh Long. Khi được 10 tuổi, Đức Ông được gửi vào Tiểu Chủng Viện và đi tu từ đó. Và rồi Đức Ông lãnh sứ vụ linh mục nhưng gần như cả đời Đức Ông chưa bao giờ làm cha sở. Hơn một lần tôi được nghe Đức Ông chia sẻ cuộc đời Đức Ông như cuộc đời của ngôn sứ Gio-na. Khi đang học ở Roma năm thứ hai, Đức Ông được cha thư ký của Đức Thánh Cha thông báo cha sẽ đi Phi Luật Tân để làm việc cho Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu.

Nghe tin ấy, Cha như người từ trên trời rơi xuống đất vậy. Với bản tính của con người, ai ai muốn an thân cũng như không muốn cuộc sống bị xáo trộn, Cha cũng vậy, Cha không muốn đi và lấy cớ sang Đức học tiếng , nhưng cũng chỉ học được một kỳ hè và phải trở về Roma chuần bị cho nhiệm vụ ở Manila. Cha vẫn cứ đinh ninh rằng Cha làm việc cho đài vài ba năm nhưng Chúa để Cha hiện diện như một ơn gọi đặc biệt suốt 38 năm. 38 năm dài đăng đẳng với công việc âm thầm trong một góc phòng để làm truyền thông, để loan báo Tin Mừng cho Chúa một cách khiêm hạ.

Một cuộc đời dài loan báo Tin Mừng qua Radio, chẳng ai biết mặt nhưng chỉ biết giọng của Ngài, giọng đọc của Cha không lẫn đi đâu được. Giọng đặc sệt người miền Nam truyền cảm và nhẹ nhàng đã để lại trong lòng thính giả qua những dòng tin tức, những dòng suy niệm Tin Mừng và những câu chuyện Cha góp nhặt trong Lẽ Sống.

Ai cũng nhớ, thời bao cấp ở Việt Nam cũng là thời có quá nhiều khó khăn của nền kinh tế thế giới và Châu Á, nhờ Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu mà biết bao nhiêu anh chị em không có điều kiện tham dự thánh lễ được thông công. Hơn thế nữa, không ai thống kê được đã có bao nhiêu anh chị em nhờ vào cái radio nho nhỏ và giọng đọc trầm ấm mỗi ghe được mà xin rửa tội gia nhập vào Giáo Hội. Những công việc âm thầm trong phòng thu âm và những ngày tháng rút ruột nhả tơ để có chương trình phát mỗi ngày quả là một thách đố lớn.

Điều kỳ diệu là Đức ông đã miệt mài cần mẫn trong công việc đòi hỏi nhiều tài lực này suốt bốn thập kỷ. Cha đã nhiều lần và quá nhiều lần tạ ơn Thiên Chúa đã cho Cha sống đến hôm nay và đó là một ngạc nhiên lớn cho Cha. Cha chia sẻ Cha ngạc nhiên vì khi chịu chức, Cha chỉ xin cho sống được 20 năm, vậy mà Chúa để cho đến hôm nay là 40 năm. Hơn thế nữa, Cha đã hai lần bị nhồi máu cơ tim và gần đây nhất một cơn nữa, vậy mà Chúa vẫn để cho Cha còn sống. Chắc có lẽ Chúa cứ cho Cha được gấp đôi.

Với ân huệ đó, Cha cũng dí dỏm : “Tôi xin Chúa cho tôi 40, có thể Chúa cho tôi gấp đôi chăng?” Ước muốn của con người, mơ ước của một người tha thiết với loan báo Tin Mừng bằng truyền thông đã khép lại bởi giới hạn cũng như không qua khỏi bàn tay Thiên Chúa.

Do hoàn cảnh, do sứ vụ Cha đã rời xa quê hương vài chục năm trường nhưng ước mơ đau đáu được trở về quê hương luôn ở trong Cha. Chính vì thế, sau khi rời nhiệm vụ, Cha đã trở về quê hương để sống trong âm thầm lặng lẽ và nhất là để đón nhận những đau đớn từ căn bệnh thể xác mà Cha đang mang. Sống âm thầm, làm việc cũng âm thầm và ra đi cũng âm thầm.

Đức Ông chưa bao giờ nói rẳng phải sống như thế này như thế kia hay như cách tôi đã sống nhưng qua đời sống chân chất của một người miền Nam cũng đã để lại cho mọi người nhiều bài học. Ít nhiều về chuyện truyền thông, con đường truyền thông Đức Ông đi là con đường ôn hòa và mềm mại. Đã không biết bao nhiêu lần Đức Ông như là sứ giả của Tin Mừng, sứ giả của Thiên Chúa để nối kết lại những hiểu lầm, những đối chọi của tôn giáo, của kỳ thị tín ngưỡng

tất cả đều âm thầm và dường như Đức Ông không muốn cho ai biết công việc âm thầm đó. Đức Ông không một lần phô trương rằng tôi đã làm được chuyện này chuyện kia trong đối thoại, trong giảng hòa một cách êm thắm và rồi Đức Ông cũng không hề bám víu một chút gì đó cho Đức Ông vào những ngày cuối đời.
Ẩn náu trong căn phòng nhỏ bé của các nữ tu Mến Thánh Giá Chợ Quán đối với Đức Ông cũng là đủ.
Đức Ông đã sống sứ mạng truyền thông cách đặc biệt bằng chính đời sống nhỏ bé khiêm nhu.

Cây đại thụ truyền thông Việt Nam đã ngã nhưng hình bóng cũng như cách sống của Cha vẫn còn mãi trong lòng của thính giả, của những ai đã hơn một lần quen biết Đức Ông

Xin Chúa thương đón nhận Đức Ông và để cho Đức Ông một chỗ trong cung lòng Thiên Chúa như suốt cả cuộc đời Đức Ông hằng mong ước. Lẽ nào cả cuộc đời loan báo Tin Mừng, loan báo Tình Thương Thiên Chúa cho mọi người mà Chúa lại bỏ Đức Ông sao ? Chúng con tin tưởng tín thác Đức Ông vào lòng thương xót của Chúa.

Xin tạm biệt Đức Ông và thầm mong gặp Đức Ông trong Nước Trời.

Micae Bùi Thành Châu

Sinh viên – bạn cần gì?


“Gửi các bạn sinh viên những trăn trở của một người trẻ tuổi. Giờ này có thể bạn đang ngủ rất ngon. Tôi thì không dù đồng hồ chỉ đúng 5h sáng. Mấy nay cứ trăn trở nhiều thứ, thức khuya lắm! Nhiều khi cũng thắc mắc không biết mình có phải 25 tuổi không? Thấy mình già so với tuổi quá. Tiếp tục đọc

HAI CHỊ EM MÁCTA VÀ MARIA


“38Trong khi thầy trò đi đường, Đức Giêsu vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mácta đón Người vào nhà. 39Cô có người em gái tên là Maria. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. 40Còn cô Mácta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” 41Chúa đáp: “Mácta! Mácta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! 42Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi”. (Lc10, 38-42) Tiếp tục đọc

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc


DTC_Rome10052014WHĐ (10.05.2014) – Sáng ngày 09-05, tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, và các nhà lãnh đạo các tổ chức chuyên trách trực thuộc Liên Hiệp Quốc đang có mặt tại Rôma tham dự cuộc họp giao ban theo định kì mỗi nửa năm.
Tiếp tục đọc

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân ngày thế giới cầu cho ơn thiên triệu lần thứ 51


DTC_Bon_PapeTòa Thánh đã phổ biến Sứ điệp Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu lần thứ 51, với chủ đề “Các ơn gọi, chứng tá cho chân lý”, trong đó ngài nhấn mạnh “Ơn gọi là hoa trái được chín mùi nơi cánh đồng được vun trồng kỹ càng bởi tình yêu hỗ tương vốn trở thành sự phục vụ lẫn nhau, trong khung cảnh của một đời sống Giáo hội đích thực. Không có ơn gọi nào nảy sinh một mình hay sống cho bản thân cả. Ơn gọi tuôn trào từ trái tim của Thiên Chúa và nảy sinh nơi mảnh đất tốt của dân trung tín, trong kinh nghiệm của tình yêu huynh đệ”, và đồng thời mời gọi “sống mức độ cao của đời thường Kitô hữu”. Dưới đây là toàn văn sứ điệp của Đức Phanxicô:

Tiếp tục đọc

Giáo xứ Khe Gát: Cái chết bí ẩn của bé gái 12 tuổi


Người mẹ đơn thân khóc thét rồi ngất xỉu khi nhìn thấy thi thể của đứa con gái duy nhất tìm thấy bên vệ đường, với nhiều vết đánh vào đầu.

Ngày 11/2, Đại tá Trần Văn Tùng, Trưởng Công an huyện Bố Trạch cho biết, Công an tỉnh Quảng Bình đã tung toàn bộ lực lượng để điều tra, truy xét, tìm ra hung thủ giết cháu Nguyễn Thị Quỳnh (sinh năm 2002 ở thôn 1 Khe Gát, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình). Cơ quan công an cũng kêu gọi hung thủ sớm ra đầu thú. Tiếp tục đọc

CĂN TÍNH ĐỨC GIÊSU QUA CÁC PHÉP LẠ


Dẫn nhập

Các sách Tin Mừng không phải là những thiên phóng sự hay những trình thuật vô hồn, nhưng có mục đích trình bày Đức Giêsu và công trình cứu độ của Người theo nhãn quan thần học của mỗi tác giả. Tin Mừng là lời tuyên xưng về Đức Giêsu, xuất phát từ cảm nghiệm sâu xa của các tác giả và của cộng đoàn tin, đồng thời gợi lên biến cố Đức Giêsu để soi rọi và định hướng cho cuộc đời. Tác giả viết Tin Mừng để tuyên xưng đức tin, củng cố niềm tin của anh em và rao giảng cho người ta biết về ơn cứu độ nhờ đó để họ được cứu độ. Như thế, Tin Mừng trước hết là chứng từ đức tin sống động về Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, đã Nhập Thể làm người, chết và sống lại hiển vinh, không ngừng hiện diện để thăng tiến Hội thánh của Người giữa lòng những nền văn minh nhân loại tiếp nối nhau dọc dài qua các thế kỷ. Trong cuộc đời Nhập Thể và Nhập Thế ấy Đức Giêsu Kitô đã làm nhiều phép lạ nhằm để cũng cố đức tin, minh chứng cho những lời rao giảng cũng như qua đó biểu lộ căn tính của chính Người cho nhân loại. Tiếp tục đọc

Uỷ ban Giáo dục Công giáo / HĐGMVN: Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo dịp lễ Giáng sinh 2013


Tiếp tục đọc

TÔNG HUẤN EVANGELII GAUDIUM – NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG


Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ

DÀNH CHO CÁC GIÁM MỤC

CÁC LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ

NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC THÁNH HIẾN

VÀ TẤT CẢ CÁC TÍN HỮU GIÁO DÂN

VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIN MỪNG

TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

 
Lời người dịch – Tông Huấn này gồm có 5 chương và 288 câu. Trong Tông Huấn này, Đức Thánh Cha giải thích và khai triển rất nhiều điều cho thấy rõ chủ trương và lập trường của ngài. Ngài muốn tất cả mọi tín hữu, từ Giám Mục, Linh Mục cho đến giáo dân đọc và sử dụng những chỉ dẫn trong Tông Huấn này để chuyển hướng sống đạo và truyền giáo. Vì Tông Huấn khá dài và súc tích, xin mạn phép chia thành ba phần cho dễ đọc và nghiên cứu. – Phaolô Phạm Xuân Khôi
MỞ ĐẦU

1. Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và toàn thể đời sống của những người gặp gỡ Chúa Giêsu. Những người để cho mình được Người cứu độ được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn rầu, trống rỗng nội tâm và cô lập. Với Chúa Giêsu Kitô niềm vui được sinh ra và luôn luôn tái sinh. Trong Tông Huấn này, tôi muốn khuyến khích các tín hữu Kitô giáo, để mời họ vào một giai đoạn mới của truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui trong khi chỉ ra những con đường mới cho cuộc hành trình của Hội Thánh trong những năm tới. Tiếp tục đọc

Đường hướng mục vụ của Giáo hội Chúa Kitô tại Việt Nam


Bài nói chuyện của Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc

với Hội nghị các Bề trên Thượng cấp các Hội dòng có mặt tại Việt Nam
K’Long, 05-11-2013

Từ ngày 05 đến 07-11-2013, Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên các bề trên Thượng cấp tại Tu viện Don Bosco K’Long, Đức Trọng – Lâm Đồng. Đến chia sẻ với Hội nghị có Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Uỷ ban Tu sĩ, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, giám mục giáo phận Đà Lạt, Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài. Ngoài ra, Ban Điều hành đã mời Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli đến trao đổi với Hội nghị và tham dự ngày bế mạc.

Sau đây là bài nói chuyện của Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục trong ngày khai mạc.

DC DOCChủ đề được Hội nghị gợi ý cho tôi là: “Đường hướng mục vụ hiện nay của Giáo hội Việt Nam”. Chủ đề này đã được bàn thảo trong Đại hội Dân Chúa năm 2010, với Đề cương Giáo hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm–Hiệp thông–Sứ vụ, và đã được cụ thể hóa trong Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”. Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa đề ra định hướng mục vụ của Giáo hội Việt Nam trong nhiều năm, với chương trình hành động cụ thể từ năm 2010 đến năm 2013. Định hướng đó được tiếp nối với nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa” trong Thư Chung mới đây của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa, ngày 10 tháng 10 năm 2013. Tiếp tục đọc

10 từ khóa để hiểu Đức Thánh Cha Phanxicô


WHĐ (24.10.2013) – “Đức Thánh Cha Phanxicô không phải là một nhà chính trị đúng nghĩa nhưng là người con trung thành của Giáo hội”, ông Greg Burke, đã nhận xét như thế. Ông Burke giải thích thêm rằng: Đức Thánh Cha luôn mời gọi mọi người sống chân lý của Phúc Âm và ngài có khả năng trình bày những sự thật nan giải với lòng xót thương sâu nặng. Tiếp tục đọc

Danh sách thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào Đại chủng viện Vinh Thanh khóa XIV, năm 2013


Danh sách thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào Đại chủng viện Vinh Thanh khóa XIV, năm 2013

TB

THÔNG BÁO
Danh sách thí sinh tham dự kỳ thi
vào Đại chủng viện Vinh Thanh
khóa XIV, năm 2013 Tiếp tục đọc

Thông báo về việc tổ chức thánh lễ tấn phong Giám mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên


GPVO – Thông báo về việc tổ chức thánh lễ tấn phong
Giám mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên
Thời gian: 07 giờ ngày 04.09.2013
Địa điểm: Nhà thờ Chính tòa Xã Đoài
Nghi Diên – Nghi Lộc – Nghệ An

Tiếp tục đọc

Một thế giới nổi loạn


Trong thời gian qua, phong trào chống đối chính quyền bỗng đồng loạt nổi lên tại nhiều quốc gia trên thế giới. Quần chúng mỗi nơi lại nổi loạn vì một số lý do đặc thù về chính trị, sắc tộc hay tôn giáo, nhưng chìm sâu bên dưới, yếu tố kinh tế vẫn là một động lực đáng kể. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về những động lực đó qua phần trao đổi do Việt Long thực hiện với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.

Hội thánh Công giáo VN bổ nhiệm Giám mục Phụ tá cho Giáo phận Vinh và Hưng Hóa


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

 

Tân Đức giám mục Phê Rô Nguyễn Văn Viên

Hội thánh Công giáo Việt Nam vừa được giáo hoàng Phan xi cô bổ nhiệm thêm hai tân giám mục. Một là đức giám mục Phê Rô Nguyễn Văn Viên, 48, tuổi làm phụ tá giáo phận Vinh , nơi có chừng nửa triệu tín đồ Công giáo thuộc khu vực miền Trung; và đức giám mục An phong sô Nguyễn Hữu Long, phụ tá giáo phận Hưng Hóa ở phía bắc.

  Tiếp tục đọc

Đức Thánh Cha bổ nhiệm 2 Giám Mục Phụ Tá cho giáo phận Vinh và Hưng Hóa


 

VATICAN – Ngày 15-6-2013, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm 2 GM phụ tá cho giáo phận Vinh và Hưng Hóa.
– Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng đại diện giáo phận Vinh, được bổ nhiệm làm GM phụ tá giáo phận này với hiệu tòa là Megalopoli di Proconsolare.
Đức Cha Phêrô Viên năm nay 48 tuổi, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1965 tại Hướng Phương tỉnh Quảng Bình, giáo phận Vinh. Sau khi mãn tiểu học và trung học, theo học tại Đại học Huế và đậu cử nhân khoa học kinh tế (1987-1992). Năm 1984 thi hành nghĩa vụ quân sự và năm 1993 gia nhập Đại chủng viện Vinh Thanh, thụ phong linh mục ngày 3-10-1999 thuộc giáo phận Vinh.

  Tiếp tục đọc

ÐỊNH HƯỚNG CUỘC ÐỜI


Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN

S

ống trên đời, ai trong chúng ta cũng cần phải có một Lý Tưởng cho cuộc sống. Lý Tưởng đó định hướng cuộc đời ta. Lý Tướng đó nuôi dưỡng và hướng dẫn chúng ta, cũng như đem lại cho chúng ta sức mạnh để kiên trì trong cuộc sống. Ðặc biệt Lý Tưởng đó sẽ cung cấp cho ta nghị lực cần thiết để vượt qua mọi thương đau và thử thách trên đường đời.  Tiếp tục đọc

Thảm trạng “người điên” và những câu hỏi nhẫn tâm dành cho người… tỉnh!


Người điên thì họ cũng vẫn là con người, là đồng bào, đồng loại của chúng ta; họ có thể là tôi, là bạn, hoặc thân nhân của chúng ta, rồi chẳng may bị “giời đày” thành ngơ ngẩn; tại sao chúng ta bỏ mặc họ cho mưa dập gió vùi, cho những kẻ bất nhân lợi dụng thân xác? Tiếp tục đọc

Nét đẹp đời Linh mục


linh_muc

Cuộc sống quanh ta với biết bao là nét đẹp. Nét đẹp của hoa cỏ đồng nội. Nét đẹp của trăng sao, cá nước chim trời. Nét đẹp của những cánh đồng mênh mông bát ngát, hay nét đẹp của những dòng sông hiền hòa, trĩu nặng phù sa. Nét đẹp của thiên nhiên và nét đẹp của con người. Đó là nét đẹp của trí tuệ, nét đẹp về hình thể, nét đẹp của lòng nhân ái bao dung, nét đẹp trong những lời thơ, tiếng hát v.v… Thế nên, một nhạc sĩ đã từng viết: “Cuộc đời quanh ta có biết bao là nét đẹp.” Vậy những nét đẹp của đời linh mục là gì? Tại sao đời linh mục lại có những nét đẹp như thế? Tiếp tục đọc

Đoạn phim về bé trai 3 tuổi làm lễ gây nhiều chú ý trên mạng


 

Bogotá, Colombia, ngày 9/5/2013. Một bé trai 3 tuổi người Columbia đã lôi kéo sự chú ý trên mạng lưới điện toán toàn cầu về một đoạn phim mà em mặc phẩm phục của linh mục, và bắt chước cử hành thánh lễ, đọc kinh phụng vụ từ trí nhớ của em.

Samuel Jaramillo là em bé mồ côi. Em sống với bà nội và mợ của em ở thành phố Medelin. Khi gia đình em đăng đoạn phim về cậu bé bắt chước cử hành thánh lễ lên Youtube, nó đã trở nên nổi tiếng như cồn, lôi kéo gần 300 ngàn lần xem chỉ trong một tuần lễ.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 47


Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 47

“Mạng xã hội: cửa vào sự thật và đức Tin; những không gian mới cho việc loan báo Tin Mừng”

[Chúa nhật, 12 tháng Năm 2013]

WHĐ (08.05.2013) – Nhân Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 47 sắp tới – sẽ cử hành vào ngày Lễ Chúa Thăng thiên 12-05-2013, WHĐ xin giới thiệu lại Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: “Mạng xã hội: cửa vào sự thật và đức Tin; những không gian mới cho việc loan báo Tin Mừng” để cùng “suy tư về một hiện thực ngày càng trở nên quan trọng, liên quan đến cách thức con người ngày nay truyền thông cho nhau” – các mạng xã hội kỹ thuật số – để đánh giá một cách đúng đắn và tham gia vào không gian công cộng mở này trong việc loan báo và làm chứng cho Tin Mừng. Tiếp tục đọc

Tháng 5 – Tháng Hoa kính Mẹ Maria


Mỗi năm, Tháng Hoa, tháng Giáo Hội dành để tôn kính Mẹ Maria, lại trở về với chúng ta như một dịp đẹp và thuận tiện nhất để tất cả chúng ta, mọi tầng lớp con cái loài người cùng tỏ lòng kính yêu Mẹ bằng những bó hoa thiêng, bằng những lời kinh nguyện sốt sắng và tâm tình thảo hiếu biết ơn dâng lên Mẹ hiền qua tràng chuỗi Mân Côi và các bài Thánh Ca về Mẹ trong các Giờ Chầu, Giờ Ðền Tạ tại tư gia hay trong các nguyện đường.

  Tiếp tục đọc

ĐỨC NGUYÊN GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI TRỞ VỀ VATICAN


HÀNH TRÌNH VÀO ĐỜI II (4)


LNĐ: Thời điểm tác giả viết bài này là năm 2000, nên mới có tiêu đề và nội dung này, người đăng vẫn giữ nguyên không thay đổi.

HAI MƯƠI LĂM NĂM NHÌN LẠI

Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN

K

ể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, hai mươi lăm năm đã trôi qua. Biết bao biến cố đau buồn hãi hùng, với bao chết chóc thương đau, với bao chia ly ngăn cách cay đắng đã đổ ập xuống trên đầu người dân trên quê hương đất nước Việt Nam thân yêu.

Bất cứ người dân Việt nào, đặc biệt những người Việt Nam ly hương, đều coi ngày 30 tháng 4 năm ấy là một trong những biến cố đau thương nhất, một sự kiện đen tối nhất trong lịch sử dân tộc Việt. Tiếp tục đọc

HÀNH TRÌNH VÀO ĐỜI II (3)


VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI ÐÃ RA ÐI

Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN

N

iềm khát vọng sâu xa nhất và cũng là khắc khoải ngàn đời của bất cứ ai sinh ra trên đời là trường sinh bất tử, nghĩa là sống mãi không bao giờ chết! Bởi vì chết là chia ly, là vĩnh biệt, là chấm dứt tất cả những gì mà người đời ôm ấp, tôn thờ và nhiều khi tranh chấp nhau để thụ hưởng!?.. Tiếp tục đọc

TƯƠNG QUAN GIỮA GIÁO HỘI VỚI NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM[1]


DucChaPhaolo_1

Kitô giáo tự bản chất là một tôn giáo nhập thể và nhập thế. Theo giáo huấn của Đức Kitô, Giáo Hội không thể đứng bên lề lịch sử hay ngoài trần gian, mà cũng chẳng có thể đồng hóa với bất cứ một chế độ chính trị, một hệ thống kinh tế hay một nền văn hóa nào. Nhưng  suốt dọc hơn

2000 lịch sử, Kitô giáo đã giới thiệu nhiều cách thể sống, hình thức diễn tả và mô hình Giáo Hội khác nhau. Có thể nói mỗi mô hình là một cố gắng cụ thể của người tín hữu để thể hiện chương trình của Thiên Chúa, trong những bối cảnh văn hoá, chính trị, xã hội, kinh tế nhất định nào đó. Từ các mô hình này sẽ nẩy sinh những khác biệt trong lãnh vực thần học và mục vụ, cũng như cơ cấu tổ chức và tương quan với xã hội trần thế.

Những dòng dưới đây là một vài nét sơ thảo về mối tương quan giữa Giáo Hội Công giáo và Nhà nước tại Việt Nam từ giũa thế kỷ XX đến nay.   Tiếp tục đọc

Nhận định ơn gọi tu trì


Bài thuyết trình tại Đại hội tu sĩ toàn quốc lần II, 2008  của Linh Mục Tôma Vũ Quang Trung, S.J

preaching ministerDẫn nhập
Giáo Hội Việt Nam hiện nay là một trong số các Giáo Hội tại Châu Á đang có nhiều ơn gọi linh mục, tu sĩ. Nhiều bạn trẻ đang tiếp tục tìm đến các chủng viện, các dòng tu, đan viện, tu hội để xin được tìm hiểu ơn gọi tu trì.

Là những người được trao trách nhiệm nhận các em vào đời sống thánh hiến, chúng ta thường tự hỏi khi tiếp xúc với các em đến xin gia nhập cộng đoàn để sống đời tu trì: Động lực nào đã thúc đẩy bạn trẻ này đến đây để xin tìm hiểu và gia nhập chủng viện hoặc cộng đoàn? Đây là một câu hỏi không dễ có câu trả lời chính xác chỉ sau một vài ngày tĩnh tâm hoặc một vài tháng tìm hiểu! Tiếp tục đọc

HÀNH TRÌNH VÀO ĐỜI II (2)


TÌM HIỂU Ý NGHĨA NGÀY THA THỨ

Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN

L

ần đầu tiên trong suốt chiều dài 2000 năm lịch sử của Giáo Hội Công Giáo, một vị Giáo Hoàng đã can đảm nhân danh toàn thể Giáo Hội lên tiếng công khai xin Thiên Chúa và thế giới thứ tha tất cả những lỗi lầm của mọi thành phần trong Giáo Hội qua dòng lịch sử, đồng thời Ngài cũng tuyên bố tha thứ cho tất cả những ai đã từng bách hại và gây thương đau cho các người con của Giáo Hội.
Có thể nói trong 20 thế kỷ qua, chưa bao giờ có một biến cố lịch sử vô cùng ý nghĩa và xúc động như thế đã xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo và ngay cả với lịch sử các quốc gia trên thế giới. – Một lời tha thiết xin được thứ tha tất cả mọi lỗi lầm và chân thành tha thứ cho tất cả những bách hại đàn áp, phát xuất từ một nhà lãnh đạo tối cao trên một tỷ người Công Giáo trên thế giới, quả thật đã nâng cao giá trị của con người đứng ra xin lỗi trở thành con người vĩ đại nhất của lịch sử loài người trong hai ngàn năm nay.
Kể từ thánh Tông Ðồ Trưởng Phêrô được hân hạnh Ðức Kytô chọn làm vị Giáo Hoàng Ðầu Tiên khi Ngài thành lập Giáo Hội đầu thế kỷ thứ nhất, chỉ có Ðức Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng thứ 264 có sáng kiến độc đáo tổ chức Ngày Tha Thứ.- Hành động cao quý này đã chứng tỏ Ngài là một nhà lãnh đạo vĩ đại có một viễn ảnh sâu xa trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng. Ngài đã hội nhập trọn vẹn vào tinh thần khiêm tốn, can đảm và hiểu biết bao dung của Ðức Kytô, khi công khai lên tiếng thay mặt toàn thể Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ: “Xin được tha thứ các lỗi lầm mà mọi thành phần của Giáo Hội đã vấp phạm trong hai thiên niên kỷ nay, đồng thời cũng thể hiện lòng từ tâm sẵn sàng thứ tha cho những người đã gây họa cho Giáo Hội.”
Nhận thức rằng Ngày Tha Thứ với những ý nghĩa sâu sắc phong phú sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của mỗi người chúng ta, sẽ tác động đến đời sống các gia đình và xã hội, chúng tôi xin được hân hạnh trình bày ý nghĩa của Ngày Tha Thứ cống hiến quý độc giả. Tiếp tục đọc

HÀNH TRÌNH VÀO ĐỜI II (1)


VAI TRÒ TÔN GIÁO VỚI THẾ KỶ XXI 

LNĐ: Nhiều lần mình được hỏi về cuốn sách HÀNH TRÌNH VÀO ĐỜI II của Cha Trần Quý Thiện, mày mò tìm kiếm mình thấy cuốn 2 này, và đây là những bài viết của ngài. Vì cần phải chỉnh sửa chính tả nên mình góp nhặt và đăng từng bài một. Hy vọng những bài viết của Cha góp thêm chút hương vị bổ ích trong môn văn của các môn sinh tại kì thi Chủng Viện sắp tới! Mến chúc các chú gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp trong mùa ôn thi và trong kì thi sắp tới!

L

à con người xuất hiện và sinh trưởng trên trái đất, bất cứ ai cũng muốn phát triển nhân cách hướng tới Chân Thiện Mỹ. Tận đáy tâm hồn, ai cũng có nhu cầu thúc bách cần có một đời sống tâm linh được xây dựng trên Niềm Tin Tôn Giáo.

Sở dĩ con người không thể chối bỏ Niềm Tin Tôn Giáo, vì con người được Thượng Ðế tạo dựng giống hình ảnh của Ngài. Và con người chỉ thể hiện nhân tính của mình, chỉ trở thành con người thành toàn khi biết hướng cuộc đời dưới Ánh Sáng Niềm Tin Tôn Giáo. Tiếp tục đọc

Từ chối cả Bill Gates


Năm 1973, một sinh viên người Anh thi đậu vào trường đại học Harvard của Mỹ. Trong lớp, ngồi cạnh anh là một chàng trai Mỹ 18 tuổi. Đến năm thứ 2 đại học, chàng trai này rủ anh bạn người Anh nghỉ học để cùng nhau phát triển phần mềm tài chính 32 Bit, trong sách giáo khoa mới biên soạn có cả hướng dẫn cách làm. Tiếp tục đọc

SỨC KHỎE CHA PHANXICÔ NGUYỄN VĂN ĐOÀN


Từ Bệnh viện về

Từ Bệnh viện về

          Cảm ơn tất cả mọi người đã luôn cầu nguyện và giúp đỡ cha Fx. Nguyễn Văn Đoàn, nay báo cho cán bạn tin vui là cha đã khỏe và có thể dâng thánh lễ được.  Tiếp tục đọc

Một phán quyết hợp lòng dân ?


ĐVVChưa rõ vì những tình tiết mới trong tòa án, vì áp lực của công luận từ bên ngoài hoặc vì một lý do nào khác mà phiên tòa xử ông Đoàn Văn Vươn và năm người thân của ông về tội ‘giết người’ và ‘chống người thi hành công vụ’ buộc phải ngừng đột ngột trong ngày xét xử thứ hai.  Tiếp tục đọc

Tại sao người Công giáo ủng hộ ông Vươn (*)


130404145055_doan_van_vuon_464x261_reuters
 Lễ cầu nguyện cho ông Vươn và gia quyến diễn ra hôm 31/3 (Ảnh: Reuters)

Tối 31/03/13, tại Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội đã có một thánh lễ cầu nguyện cho ông Vươn và gia đình. Buổi cầu nguyện này đã quy tụ rất đông người, trong đó có một số nhân sỹ, trí thức như giáo sư Ngô Đức Thọ, tiến sĩ Nguyễn Quang A và nghệ sỹ Kim Chi. Tiếp tục đọc

Văn thư của UBCLHB và Tòa Giám mục Hải phòng về phiên tòa xử vụ án ông Đoàn Văn Vươn


Xem hình

GPVO – Ngày 29/03/2013, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy Ban Công Lý Hòa Bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo Phận Hải Phòng đã đồng ký tên trong Văn thư gửi Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng về phiên tòa xử vụ án ông Đoàn Văn Vươn.
Ban Biên Tập web Giáo phận Vinh trân trọng kính gửi quý độc giả, những người luôn yêu chuộng và cổ vũ cho Công Lý – Hòa Bình văn thư quan trọng này. Tiếp tục đọc

Vụ án ông Đoàn Văn Vươn: Vì ai nên tội?


Toàn cảnh phiên xử. Ảnh: TTXVN.
Toàn cảnh phiên xử. Ảnh: TTXVN.

GPVO – Hôm nay, 02/4/2013, Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng mở phiên tòa xét xử ông Đoàn Văn Vươn và năm thành viên khác trong gia đình tội ‘giết người’ và ‘chống người thi hành công vụ’.

 

Có thể nói từ trước tới giờ tại Việt Nam hiếm có phiên tòa nào gây nhiều sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước như phiên tòa hôm nay. Cũng chưa bao giờ bị cáo trong một vụ án hình sự lại nhận được nhiều sự ủng hộ của nhiều người, thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, như anh em ông Vươn. Tiếp tục đọc

Tại sao lại có những giả dối như vậy?


 

GPVO – Trong chương trình thời sự tối ngày 26/03/2013, VTV1 có một phóng sự về “Chức sắc tôn giáo góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992”, trong đó có dòng chữ chú thích “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh” khi một người đàn ông đang phát biểu. Tiếp tục đọc

Thánh Giá viết trên Cây Nến


Thánh Giá viết trên Cây Nến

VỌNG PHỤC SINH

nenPS2Trong đêm Vọng Phục Sinh, Cây Nến Phục Sinh là tâm điểm của cử hành Phụng Vụ. Đức Giêsu Kitô đã ra khỏi mồ tối tăm, đã chiến thắng thần chết, và trở thành Nguồn Ánh Sáng, Sự Sống cho nhân loại. Để đánh mốc thời gian lịch sử cứu độ, trong đêm ấy, linh mục chủ tế khắc ghi trên nến với những dấu chỉ như sau: Tiếp tục đọc

Vinh quang từ đau khổ


1. Em ngồi dưới đất, kiểu kẻ chán đời. Cái kiểu ngồi lê lết, không biết có phải từ cố hữu em vẫn có hay chỉ là bộc phát nhất thời, một cách giải tỏa căng thẳng, tôi cũng không biết, nhưng cách em ngồi tối nay có cái gì là lạ, khang khác. Đi qua đi lại, tôi vẫn thấy em chuyện trò, nhưng có lẽ, câu chuyện dăm ba từ em đang trao đổi, chỉ là bức phong em đang che đậy cái đau khổ em đang vương mang. Cái ngữ điệu, kiểu cười trong dáng vẻ hơi lạ thường, làm tôi phải chột dạ “Nè! Đứng lên đi chứ cô em? Muốn chiến đấu, phải đứng lên mới có khí thế, chứ ngồi ở đó, có khí phách nào để đương đầu hả cô bé!”. Em cười, không đáp, vẫn ngồi, vẫn nói tiếp câu chuyện em đang dang dở… Tiếp tục đọc

Cuộc gặp gỡ lịch sử chưa từng có giữa hai vị Giáo Hoàng


Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hạ cánh máy bay trực thăng xuống Castel Gondolfo vào trưa trưa thứ Bảy, 23-3-2013, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Rôma 25 km về phía Nam. Ở đó, ngài gặp người tiền nhiệm của mình, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI để thăm viếng, ăn trưa đồng thời thảo luận về tương lai của Giáo Hội.

Đây là một cuộc họp có một không hai chưa từng có trong lịch sử hơn 2.000 năm của Giáo Hội Công giáo: Giáo hoàng tại vị gặp người tiền nhiệm của ngài, một người tự nguyện từ nhiệmGiáo Hoàng và không sống trong cảnh giam tù. Tiếp tục đọc

Con đường trước mặt


Ngạn ngữ Latin: “Qui intrat papa exit cardinalis” (Ai đi vào là đức thánh cha, đi ra là hồng y) lại đúng một lần nữa: Người được trao sứ vụ Giáo Hoàng lần này cũng không nằm trong danh sách mà một số các cơ quan truyền thông quốc tế đã nêu ra. Việc bầu chọn ĐHY Jorge Mario Bergoglio của Argentina làm Giáo Hoàng là một chuyện ít ai nghĩ đến.

Chiến dịch đánh phá Giáo Hội Công Giáo của các cơ quan truyền thông lớn để áp đặt một Giáo Hoàng mà các quyền lực muốn cũng đã ngưng lại. Thay vào đó là những lời ca tụng ĐGH Francis về cách hành xử giản dị và những lời tuyên bố chân thành của ngài. Tiếp tục đọc

Câu chuyện về danh hiệu Phan-xi-cô do chính Đức Thánh Cha Phan-xi-cô kể


ĐGH Francis

Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với giới truyền thông ngày 16-3-2013, Đức Thánh Cha (ĐTC) đã giải thích nguyên do và ý nghĩa danh hiệu Phan-xi-cô ngài đã chọn.

“Nhiều người không biết tại sao vị Giám Mục Rô-ma lại muốn được gọi là Phan-xi-cô”.

Từ đầu ngài đã có vẻ thích dùng danh xưng “Giám Mục Rô-ma”. Những nghi thức lâu đời của “Giáo Triều Rô-ma” làm cho Đức Thánh Cha thành “Giáo Hoàng” (ông vua của Đạo) trên ngai cao với tất cả các nghi thức mang tính cung đình: các Hồng Y, Giám Mục khi tiếp kiến Đức Giáo Hoàng cũng phải quỳ gối… Ngay khi ra mắt trên bao lơn Đền Thánh Phê-rô, ngài đã gợi lại điều căn bản của thần học về vai trò của vịGiám Mục Rô-ma, người kế vị thánh Phê-rô và là “chủ tọa trong đức ái” hết thẩy các giáo phận trong Giáo Hội hoàn vũ. Công Đồng Va-ti-can II đã khẳng định lại vai trò của Giám Mục trong mỗi giáo phận, và tính “Đồng Đoàn Giám Mục” (collegialitas) giữa họ, tuy nhiên việc thực thi điều ấy đến nay vẫn còn nhiều điều phải làm. Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô dường như đã hé lộ cho thấy ngài sẽ tiếp tục tìm lại tương quan đúng hơn giữa vị Giám Mục Rôma, người chủ tọa, với các vị Giám Mục của các giáo phận trong Hội Thánh hoàn vũ cũng như “tính đồng đoàn” trong hàng Giám Mục. Tiếp tục đọc

Cho những trái tim đã đi qua tổn thương…


Dẫu có chuyện gì xảy ra đi nữa, cũng đừng bao giờ tự hỏi “mình có xứng đáng được hạnh phúc hay không?”, mà hãy luôn nghĩ rằng, “hạnh phúc vẫn đang trên đường đến”… Tiếp tục đọc

10 cách giúp bạn thoát khỏi nỗi buồn


Bạn đang buồn chán đến mức không thiết tha với nhịp sống sôi động? Bạn đang vùi mình gặm nhấm nỗi buồn? Những cách sau sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi tâm trạng đáng chán đó. Tiếp tục đọc

Những nghịch lý hàng ngày


Những nghịch lý hàng ngày

(Trích từ một Email luân lưu)
1. Người ta có thể dừng xe lại khá lâu chỉ để xem một vụ tai nạn nhưng lại không đủ kiên nhẫn để dừng xe khi đồng hồ giao thông vẫn đang báo đèn đỏ ở những giây cuối cùng…
2. Người ta có thể ngay lập tức kỷ luật và trừ lương nhân viên, thậm chí đuổi việc vì mắc lỗi gây thiệt hại không lớn lắm, nhưng lại thật khó làm thế với các lãnh đạo cho dù có thiệt hại lớn hơn nhiều…
 
3. Người ta có thể nhậu nhẹt với bạn bè hàng giờ, nhưng lại không đủ kiên nhẫn và sẽ phát cáu nếu một trang web không mở được sau 10 giây…

Truyền hình trực tiếp lễ đăng quang Đức Giáo Hoàng Phanxico I


19 tháng 3 lễ Thánh Giuse: Sống Đức Tin Theo Gương Thánh Giuse


Lễ thánh Giuse

SỐNG ĐỨC TIN THEO GƯƠNG THÁNH GIUSE

2S 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a

TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt 3/17/2013

Thánh Giuse được Tin mừng hôm nay công khai tuyên dương là “người công chính”. Công chính là gì?

Theo luân lý, công chính là trả cho người khác cái thuộc về họ. Trong Tin mừng, Chúa Giêsu cũng có lần nói: “Của Xêda hãy trả cho Xêda. Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”. Việc thánh Giuse muốn kín đáo bỏ trốn được giải thích nhiều cách khác nhau. Nhưng cách giải thích chính xác nhất là của thánh Bênađô. Ngài nói:

“Lý do Giuse muốn rời bỏ Maria cũng là lý do mà Phêrô đã xin Chúa tránh xa ông: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi! ” (Lc 5:8). Đó cũng là lý do viên đại đội trưởng không dám mời Đức Giêsu vào nhà : “Thưa thầy tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi” (Lc 7:6). Như vậy, vì tự coi mình không xứng đáng và là người tội lỗi, nên Giuse tự nhủ rằng mình chẳng là gì hết để có thể sống chung với một con người vĩ đại như Đức Maria… Phêrô đã sợ hãi sự cao cả của quyền năng, viên đại đội trưởng đã e sợ sự hiện diện uy nghi, Giuse cũng thế, ông sợ hãi trước sự mới lạ, trước chiều sâu của một mầu nhiệm lớn lao, nên muốn rời bỏ bà cách kín đáo.. . Lý do khiến Giuse muốn rời bỏ Maria là thế đó”. Tiếp tục đọc

5 Nhân Đức Của Thánh Giuse


5 Nhân Đức Của Thánh Giuse

 
Xem hình
 

Bài viết dưới đây giới thiệu 5 nhân đức của Thánh Cả Giuse: khiêm tốn, khiết tịnh, vâng lời, khôn ngoan và yêu thương. Mặc dù kinh thánh nói rất ít về Thánh Giuse, tuy nhiên danh thơm nhân đức của Ngài được mọi thế hệ ca tụng và noi gương. Cầu chúc cho những anh em mang thánh hiệu Giuse, các vị bề trên, các nhà lãnh đạo, các vị huynh trưởng trong gia đình, được Thánh Giuse hộ phù để mang lại hoa trái dồi dào cho mỗi cá nhân, gia đình, xã hội và giáo hội. Tiếp tục đọc