Thư viện

SỨC KHỎE CHA PHANXICÔ NGUYỄN VĂN ĐOÀN


Từ Bệnh viện về

Từ Bệnh viện về

          Cảm ơn tất cả mọi người đã luôn cầu nguyện và giúp đỡ cha Fx. Nguyễn Văn Đoàn, nay báo cho cán bạn tin vui là cha đã khỏe và có thể dâng thánh lễ được.  Tiếp tục đọc

Tin vui đầu xuân!


Tin vui từ bệnh viện

IMG_1748Sáng nay, mồng một tế cổ truyền, cha già đã khỏe và ngồi dậy nói chuyện tỉnh táo, gọi điện thoại chúc tết và tự tay bưng bát cháo ăn ngon lành. Như một phép mầu của cuộc sống, nếu ai đã từng thăm cha những ngày trước không thể tượng tượng hoặc tin nỗi được những gì diễn ra ngày hôm nay. Tiếp tục đọc

Tết đến xuân về nhưng Cha vẫn còn đau…


IMG_1684Cha ơi tết về rồi! Ngoài kia những khóm mai vàng đua nhau trong nắng xuân khoe sắc, những cành đào rực rỡ cựa mình trong gió xuân sang, bên vệ đường chẳng còn những gánh hàng rong của các bà các cô nữa, bởi họ đã về nhà đón tết cùng gia đình. Tiếp tục đọc

Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp thăm và dâng lễ cầu cho các nạn nhân chìm tàu Quảng Bình


1357592441.nv

Một chiều buồn. Chúng tôi trở lại giáo xứ Cồn Sẻ trong không khí ngập tràn tang tóc. Những dãy cờ màu đen phần phật bay trước sân nhà thờ càng gợi cảm giác thê lương. Trong nhà thờ, 14 di ảnh được sắp làm hai hàng trước gian cung thánh. Không khí như sánh lại, u trầm… Tiếp tục đọc

Quảng Bình: Xót lòng nơi “Cồn vọng phu”


(LNĐ)- Cảm ơn Bá Cường và Cảnh Hoa, ít ra tôi vẫn còn thấy được sự ấm lòng nơi bài viết của hai bạn. Chứng kiến thực tế người dân Cồn Sẻ chúng ta mới thấu được nỗi mất mát và sự vô trách nhiệm nơi chính quyền Quảng Bình nói chung và Hải Quân Quảng Bình nói riêng. 
“Cồn vọng phu” – mấy ngày này người ta vẫn gọi Cồn Sẻ với cái tên đau thương ấy. Cả xóm vắng lặng, không khí ảm đạm. Những người phụ nữ ẵm con chờ chồng, những đứa trẻ tụ tập từng nhóm đợi cha trở về, khiến ai cũng thấy nhói lòng… Tiếp tục đọc

VỤ CHÌM TÀU QUẢNG BÌNH: TƯỜNG TRÌNH TRÊN BIỂN VỀ VIỆC CỨU HỘ


        VỤ CHÌM TÀU QUẢNG BÌNH: TƯỜNG TRÌNH TRÊN BIỂN VỀ VIỆC CỨU HỘ 

 LNĐ – Thật may mắn cho người viết được mục kích tận nơi con tàu chìm trên biển đông, người viết cố gắng tường thuật lại sự việc thật nghiêm túc để phần nào đó nói lên sự vất vả và cần mẫn của các chú thợ lặn cũng như đội quân của Cha xứ và Giáo xứ Cồn Sẻ. Qua đây cũng cho người viết một cảm nhận sâu sắc rằng: “Giá như, vâng chỉ giá như thôi nếu các cấp lãnh đạo thương dân hơn một chút thôi thì công việc đâu đến nỗi khó khăn và vất vả như thế này. Họ đã không giúp gì nhưng trên các phương tiện truyền thông, hầu hết các báo đài đều kể công lực lượng Hải Quân và lãnh đạo các cấp chính quyền Quảng Bình”. Tiếp tục đọc

Vụ tàu cá chìm tại Quảng Bình: Một ngườ vừa được đưa vào bờ


??????????????????????????????? TTQT – Chiều tối ngày 31 tháng 12 năm 2012, với sự hỗ trợ của các tàu trong Giáo xứ, thi thể của một trong 14 nạn nhân đã được đưa về nhà, đó là anh Phêrô Mai Khương Duy.

Đây là nạn nhân may mắn nhất trong số 14 người bị đắm tàu rạng sáng ngày 30 tháng 12 trên chiếc tàu mang số hiệu QB 93714. Gia đình nhận thi thể anh từ những người dân Cồn Sẻ trong thương tiếc và xót xa. Tiếp tục đọc

Quảng Bình: Sợ trộm, công sở bán bàn ghế gỗ sưa


Trước đây, do thiếu kinh phí nên nhiều cơ quan, đơn vị đóng bàn ghế gỗ sưa cho rẻ. Giờ, những bộ bàn ghế “giá bèo” ấy thành bạc tỉ.
 Khi mà ba cây sưa khổng lồ ở Hung Trí trở thành vấn đề nóng, những gùi sưa bị cướp bóc trong rừng, các băng nhóm giang hồ lộng hành trấn cướp thì ở Quảng Bình, một số cơ quan có bàn ghế gỗ sưa đã phải tìm cách bảo vệ hết sức vất vả.

Lắp camera theo dõi gỗ sưa

Công ty LCN Long Đại tức tốc cho lắp ba camera trong phòng khách, nơi có bộ gỗ sưa khổng lồ để theo dõi, giám sát cửa ra vào ở đây nhằm chống trộm. Trong khi đó, UBND huyện Minh Hóa phải cắt cử thêm bảo vệ chốt trực ngay tại phòng chủ tịch huyện nơi có bộ gỗ sưa quý hiếm án ngữ.

Sở Y tế Quảng Bình phải thuê cả lực lượng chức năng canh giữ một bộ bàn ghế trong phòng giám đốc. Trong khi đó, tại phòng bí thư Huyện ủy Bố Trạch, một bộ gỗ sưa đã được bán để giải tỏa áp lực sợ bị trộm cắp. Một cán bộ ở đây cho biết bộ gỗ sưa này mua vào giá vài chục triệu đồng cả gần chục năm trước nhưng gần đây có thương nhân đến trả một ngày hai giá, lúc đầu ra giá 500 triệu đồng, cuối ngày đưa giá 1,5 tỉ đồng nên quyết định họp bàn và quyết định bán. Trước khi bán, lãnh đạo văn phòng huyện ủy cùng bảo vệ phải ngủ trên bộ bàn ghế này để chống trộm.

Khi giá sưa lên cao, Tỉnh ủy Quảng Bình cũng quyết định bán một bộ gỗ sưa để tránh mất cắp. Một cán bộ tỉnh ủy (đề nghị không nêu tên) cho biết cơ quan nào hiện có bàn ghế gỗ sưa là mất ăn mất ngủ vì sợ trộm. Trong nhà mình còn bị mất huống gì cơ quan kẻ ra người vào đông đúc.

Vì sao nhiều cơ quan có bàn ghế gỗ sưa? Chúng tôi được giải thích ngày trước sưa rẻ, kinh phí eo hẹp thì đóng nó, thực tế bàn ghế sưa không đẹp. Nhưng khi sưa đắt thì các bộ bàn ghế này có giá và trở thành nỗi lo mất cắp công sản.

Hung Trí, nơi ba cây sưa bị hạ, lực lượng liên ngành đang thực nghiệm lại hiện trường. Ảnh: Minh Quê

Phách gỗ sưa được gùi rời Hung Trí mấy ngày trước đây. Ảnh: Minh Quê

Giang hồ dựng lán trại chờ cướp sưa. Ảnh: Minh Quê

Gỗ sưa gốc rễ bị kiểm lâm Phong Nha-Kẻ Bàng bắt giữ. Ảnh: Minh Quê

“Vương quốc sưa”: Chỉ là chuyện ngày xưa

Sưa có tên địa phương là huê mộc. 15 năm trở về trước, Phong Nha-Kẻ Bàng chưa trở thành Di sản thiên nhiên thế giới, sưa được khai thác như củi. L. ở Phúc Trạch kể: “Ngày trước, sưa như thứ gỗ tạp, dễ tìm kiếm, cây cổ thụ to cao, có cây cả hai chục khối gỗ. Bọn tôi vào rừng, đốn thân, cành, nhánh vứt lại, gốc rễ chẳng buồn lấy. Có những gốc cây bề mặt rộng đến mấy mét, thợ sơn tràng chúng tôi leo lên đó 12 người, ngồi quây vòng ăn cơm thoải mái lắm”.

Ông Hoàng ở Sơn Trạch nói: “Hồi xưa gỗ huê (sưa) qua trạm kiểm lâm làm luật ít tiền hơn gỗ lim, mun, táu. Nó chót bẹt, dân cứ chặt phá thoái mái, kiểm lâm thấy sưa có khi không muốn làm luật nữa. Nhưng không biết vì răng mà độ chục năm trở lại, giá huê tăng chóng mặt. Nhiều người bỏ cả mạng của mình để vào rừng tìm lại cành rễ, gốc lõi ngày xưa không lấy. Nhớ lại trước đây, có ngày vài chục thuyền xuôi sông Son chất đầy sưa khối, mỗi thuyền chở cả chục khối, qua trạm ngon ơ. Chừ thì mót cả rễ. Khiếp quá!”.

Kiểm lâm Phong Nha-Kẻ Bàng xác nhận ngày trước rừng ở đây là vương quốc của loài huê mộc. Giá trị không lớn, người dân đưa sưa về ngoài làm củi còn làm chuồng bò, có nhà vì nghèo quá không đóng được giường chõng bằng gỗ lim nên đành dùng gỗ sưa.

Với giới lâm tặc, ba cây sưa ở Hung Trí bị chặt phá vừa qua là trường hợp ngoại lệ. Gặp mười người đều được trả lời như thế. Bởi rừng Phong Nha, khi sưa lên giá, giới đi rừng chuyên nghiệp quần thảo các hung hóc và đều kết luận chẳng còn cây sưa nào đủ lớn. Nhưng ba cây ở Hung Trí là một điều kỳ lạ. Bởi Hung Trí trong mắt lâm tặc ở Sơn Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch thì ai cũng biết. Chính vì ai cũng biết nên người nào đi qua đó đều nghĩ Hung Trí nhỏ, chắc chắn đã có người “đạp” vào nên chẳng ai vào để làm gì. Chỉ đến khi Hoàng Hạnh, kẻ chủ mưu triệt hạ ba cây sưa này vào chỉ mục đích chơi vui thì thấy ngã ngửa trước sự đồ sộ của ba cây huê mộc vĩ đại này.

Và khi ba cây huê mộc bị triệt hạ cũng là lúc giới lâm tặc kết luận gỗ sưa hoàn toàn chẳng còn trong khu vực này. Theo ngôn ngữ bảo tồn của các nhà thực vật học, điều đó có nghĩa là tuyệt chủng về trạng thái tự nhiên. Đó là một tổn thất đau lòng, một tổn thất xấu hổ, một thất bại trong bảo vệ rừng, bảo vệ loài và cấu trúc loài của thực vật rừng nhiệt đới, một mắt xích quan trọng đã mất đi?!

Tán gia bại sản vì sưa

Chị Hạnh ở một ngôi nhà nhỏ cùng ba đứa con ven đường Hồ Chí Minh đoạn qua Quảng Bình. Gặp chị, chúng tôi phải nhờ một người quen và chị nhất quyết không nêu họ tên đầy đủ, cũng không cho chúng tôi nêu cái thôn và xã mà chị đang ở, bởi sợ giang hồ và các chủ nợ tìm gặp thanh toán.

Hạnh theo chồng về quê ở Nghệ An buôn bán gỗ sưa, tất bật với những lô hàng hằng trăm tỉ đồng, nhà cửa xây xa, bất động sản có mặt ở cả Hà Nội, Sài Gòn. Nhưng hiện tại là hai bàn tay trắng trong túp lều lợp tôn nóng ran giữa mùa hè oi nực. Chị kể: “Về quê chồng lập nghiệp, cả làng đi gỗ sưa, chồng buôn bán lành nghề cho thương lái Trung Quốc, mỗi chuyến hàng cách đây 10 năm đã là cả trăm tỉ đồng, năm năm trước, thời vàng son, tôi và chồng buôn bán với người mua hàng từ bên kia biên giới qua giao dịch không bằng tiền Việt mà là bằng tiền Mỹ, mỗi chuyến từ ba đến 10 triệu đô. Gỗ sưa chủ yếu đánh từ Lào về, lúc đó ở Việt Nam mình đã cạn kiệt”.

Hai vợ chồng chị Hạnh làm ăn nhanh phất, giá sưa mỗi ngày tăng một giá. Hạnh cũng tiết lộ nhiều khi lợi dụng bất đồng ngôn ngữ mà “gian” được của họ cả triệu đô. Nhưng sau thời kỳ huy hoàng, sưa rơi vào thời kỳ rớt giá thê thảm. Thương lái Trung Quốc bặt tăm, gọi điện thoại không liên lạc được, những chuyến đánh hàng từ Lào mắc vì không ai nhận. Các bạn hàng quen thuộc trong Nam ngoài Bắc cũng trắng tay nên không làm ăn được, nợ nần đầm đìa, đất đai nhà cửa đều bán hết để trả vay nóng. Cuối cùng căn nhà ba tầng sót lại trong đống nợ cũng phải gá lại cho giang hồ đòi nợ thuê. Nay chị còn nợ chừng hơn 100 tỉ đồng nữa. Chồng quẫn quá mà thắt cổ cách đây ba năm. Chị cùng con trốn khỏi quê chồng, về đằng ngoại dựng túp lều, mở cái quán nước bán buôn tạp hóa vặt qua ngày. Cứ thấy người nào lạ đến mua hàng, chị đều sai con ra bán, không dám ra mặt vì sợ giang hồ tìm gặp thanh toán, sợ đám đòi nợ thuê. Đứa con gái lớn của chị có chút nhan sắc, lúc còn ở quê nội, hết tiền, đám đòi nợ thuê suýt bắt đi để trừ nợ bằng cách cho đi bán dâm nhưng may cháu trốn thoát được mà theo mẹ về quê ngoại sinh sống.

Cùng đường dây với chị Hạnh có thêm 12 người cùng làm ăn khác lâm nợ và trốn chạy khắp nơi, chị cho biết.

Trạm phó kiểm lâm bị “tố” lấy 10 kg gỗ sưa

Ngày 22-5, nguồn tin từ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết đang xác minh thông tin trạm phó kiểm lâm di sản lấy sưa của lâm tặc trong lúc thi hành nhiệm vụ.

Cụ thể, ông Nguyễn Thanh Trì, Phó Trạm Kiểm lâm 37, trong khi đi kiểm tra hiện trường Hung Trí đã bỏ vào ba lô của mình một thanh gỗ sưa khoảng 10 kg, trị giá 150 triệu đồng. Thanh gỗ sưa này được cho là của một nhóm lâm tặc hoạt động ở Hung Trí đưa cho. Hiện lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Phong Nha-Kẻ Bàng đang đấu tranh làm rõ và có yêu cầu ông Trì viết tường trình.

MINH QUÊ

Rợn người nạn cướp gỗ sưa


Rợn người nạn cướp gỗ sưa

Giang hồ cùng người đi mót sưa “tụ hội” trong rừng di sản

(Tin tuc) – Chúng tôi đã xâm nhập để chứng kiến những nhóm cướp gỗ và những phách gỗ sưa đang được cất giấu.

Khi thông tin có một nhóm người xăm trúng bốn hầm gỗ sưa với 32 phách rộ lên, lập tức các băng nhóm giang hồ tràn vào rừng Kẻ Bàng (Quảng Bình), đến khe Nước Vàng trấn cướp. Súng, mã tấu kề tai khiến cửu vạn phải bỏ lại gỗ sưa mới bảo toàn được tính mạng.

Thấy sưa trong nhà dân

Trong vai người đi tìm gỗ sưa để mua, chúng tôi được người dẫn đường đưa vào thôn Bầu Sen, xã Phúc Trạch (huyện Bố Trạch). Đây là nơi đang chứa khá nhiều phách gỗ từ ba cây sưa cổ thụ bị đốn hạ ở Hung Trí. Thanh niên trong làng đứng tụ tập ở đầu thôn đến cuối thôn. Người lạ đến, họ dùng điện thoại thông báo cho nhau biết có phải người cơ quan chức năng hay là nậu gỗ tìm hàng sưa để buôn.

Sau nhiều lần bàn bạc, được xem hàng qua ảnh điện thoại với một nhóm thanh niên, chúng tôi tỏ ý muốn tận thấy các phách gỗ sưa. Nhóm thanh niên giữa làng bàn bạc riêng một hồi rất căng, gọi điện thoại cho ai đó rồi đồng ý dẫn bộ chúng tôi qua một vườn cây, vào một ngôi nhà kiên cố, đi qua hai lớp cửa, leo lên một gác xép. Tại đây tôi tận mắt thấy một phách gỗ sưa còn tươi mới dấu cưa, mùi hương đặc trưng xông lên nồng nặc. Tôi nói khéo muốn chụp ảnh bằng điện thoại mang theo để làm tin với mối lái khác lớn hơn liền bị gạt phăng, tuyệt đối không cho chụp vì đã có ảnh trong điện thoại của họ.

Đây là phách hàng của một trong số 11 lâm tặc đã đốn ba cây sưa cổ thụ ở Hung Trí. Một số gỗ thẩm lậu ra khỏi được tản mát gửi ở nhà người thân quen nhằm tránh bị mất trộm hoặc bị trấn cướp. Ở Bầu Sen, chúng tôi tận thấy năm phách gỗ sưa và hai cái đe, một số gỗ đã lóc lỏi như thế, nhóm thanh niên dẫn đường nói còn hai phách nữa trong làng, tuy nhiên không dẫn đi xem vì chủ chưa cho.

Rợn người nạn cướp gỗ sưa, Tin tức trong ngày, go sua nghin ty, go sua, giang ho, go sua, quang binh, lam tac, kiem lam, pha rung, phong nha ke bang, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Giang hồ cùng người đi mót sưa “tụ hội” trong rừng di sản

Rợn người nạn cướp gỗ sưa, Tin tức trong ngày, go sua nghin ty, go sua, giang ho, go sua, quang binh, lam tac, kiem lam, pha rung, phong nha ke bang, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Kiếm của giang hồ trấn cướp trong khe Nước Vàng

Rợn người nạn cướp gỗ sưa, Tin tức trong ngày, go sua nghin ty, go sua, giang ho, go sua, quang binh, lam tac, kiem lam, pha rung, phong nha ke bang, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Một khúc gỗ sưa trong nhà dân ở xã Phúc Trạch được gùi ra khỏi rừng trót lọt

Rợn người nạn cướp gỗ sưa, Tin tức trong ngày, go sua nghin ty, go sua, giang ho, go sua, quang binh, lam tac, kiem lam, pha rung, phong nha ke bang, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Một phách gỗ sưa khác cũng đưa về thành công được ghi chủ hàng tên là Vương

Súng kề mang tai

Bầu Sen (Phúc Trạch) là nơi có 11 lâm tặc do một người tên Hạnh cầm đầu chặt phá ba cây gỗ sưa. Những người dân chúng tôi gặp tiết lộ con của họ vừa đi gùi cho một số chủ hàng từ ba cây sưa bị đốn hạ ở Hung Trí về nhưng trắng tay, suýt mất mạng do bị cướp.

Ở Xuân Trạch, cụ ông Trần Văn H. kể: “Tui có ba người con vào gùi thuê nhưng khi qua dốc Đá Lớp liền bị một nhóm người nói giọng Nghệ-Tĩnh lao ra. Bảy thằng dùng mã tấu vây thằng con đầu của tui, hai đứa em nó đi sau, chúng cũng đón lõng, đưa kim tiêm ra dọa. Mấy đứa con tui phải bỏ lại ba phách gỗ huê (sưa) để cứu mạng. Nếu đưa được ba phách về thì công gùi được mỗi đứa 50 triệu đồng, chủ thương thì cho thêm gọi là lấy may cũng vài triệu đồng. Nhưng chừ là trắng tay, không khéo bọn chủ hàng còn bắt đền là tán gia bại sản”.

Lạnh người hơn, Nguyễn Văn H. ở Phúc Trạch trên đường gùi thuê bị kề súng ngay mang tai, một giọng miền Bắc vang lên: “Mày không nộp phản huê tao bắn”. H. buộc phải bỏ lại phách gỗ cho bọn cướp.

N., một người gùi thuê, tuổi ngoài 30, kể: “Em đi gùi thuê cho người anh vợ, nếu đưa được hàng ra, ngoài tiền công thì cũng được anh vợ chia một phần ba món lời từ phách gỗ rộng 0,7 m, dài gần 3 m, nếu trót lọt, sống cả đời thoải mái. Nhưng mất sạch. Bọn trấn cướp không chỉ nói giọng Bắc mà còn thuê dân địa phương chỉ điểm, dẫn đường cho chúng vào rừng”.

Nhiều cửu vạn gùi sưa thuê kể không chỉ họ bị trấn cướp mà kẻ cầm đầu trong nhóm 11 lâm tặc chặt phá ba cây sưa ở Hung Trí là Hạnh cũng bị trấn cướp trong rừng. Chưa hết, một nhóm giang hồ vào tận nhà Hạnh ở trung tâm làng Tróoc (xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch) xin đểu, Hạnh không cho liền bị đánh một trận nhừ tử. Gần đây tám gùi hàng gỗ sưa loại tốt của Hạnh cũng bị trấn lột ngay gần cửa rừng.

Các nhóm gùi thuê cho biết băng trấn lột Nghệ An và Hải Phòng không hoạt động độc lập mà liên kết với nhau thông qua môi giới của những tay anh chị ở địa phương để chia chác phần trăm hàng trấn cướp. Chúng không ngại sử dụng hàng nóng.

Một phách gỗ bị cướp hai, ba lần

Chúng tôi theo những người gùi thồ vào khe Nước Vàng và động Nước Rỉ, tại đây có hàng trăm người đang có mặt. Một người dẫn đường thì thầm: Nhóm ngoài cùng là băng của H. “trọc”, tiếp là nhóm của N. “nhíu”, rồi D. “sẹo”… không phải đi mót sưa mà chờ để cướp. Chúng vào rừng liên kết với nhau, cướp đựợc gùi sưa nào sẽ định giá và chia nhau nếu bán được. Chúng cướp của người đi gùi rồi chờ chủ hàng đến chuộc, nhận tiền xong chúng thả cho đi, sau đó bố trí nhóm khác cướp luôn. Chủ sưa muốn lấy lại phải chi tiền chuộc gấp đôi, gấp ba, có khi phải mua lại với giá của chúng đưa ra, dẫn đến một phách sưa đội giá lên rất cao.

Các băng nhóm ngoài trấn cướp còn cử ra một đội quân gùi thồ lương thực vào bán với giá cắt cổ. Một chai nước uống nấu bằng lá rừng được bán từ ít nhất một trăm đến vài trăm ngàn đồng, trong khi đó giá trị thực chỉ là chưa đến 10.000 đồng, mì tôm mỗi gói 150.000 đồng.

Các băng nhóm ở khe Nước Vàng mắc võng nằm trong một khu vực hơn 1 ha, người lạ đi vào đều được săm soi, có ai gùi ra đường tiểu ngạch lập tức chúng cử quân đi cướp bằng dao, mã tấu, súng. Thật lạnh người khi thấy những lưỡi kiếm sáng loáng cắm dưới tán cây, rừng di sản trước đây bình yên nhưng nay bất an bởi sự cướp bóc và xâm nhập trái phép một cách trắng trợn.

Triệu tập 11 nghi can vụ đốn hạ gỗ sưa

(PL)- Ngày 21/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết đã gửi giấy triệu tập 11 nghi can trong vụ đốn hạ ba cây gỗ sưa tại rừng Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Theo đó, có 10 người trú tại xã Phúc Trạch (Bố Trạch), một người ở xã Xuân Trạch (Bố Trạch). Tuy nhiên, đến cuối ngày 21/5, công an các xã Phúc Trạch, Xuân Trạch không đưa được giấy triệu tập vì cả 11 người trên không có mặt tại nơi cư trú.

Theo thông tin từ lực lượng truy quét trong khu vực rừng Phong Nha-Kẻ Bàng, lực lượng làm nhiệm vụ đã tiếp cận được với một người (trong nhóm 11 người nghi can đốn hạ gỗ sưa). Tổ công tác đã động viên người này chỉ nơi cất giấu gỗ và sớm ra trình diện cơ quan công an.

P.Nha

Một số quan chức Quảng Bình ngồi bàn ghế gỗ sưa tiền tỷ


(Nguoiduatin.vn) – Các quan chức tại Quảng Bình đều lý giải, do trước đây thiếu kinh phí nên nhiều cơ quan, đơn vị ở đây đã đóng bàn ghế gỗ sưa cho rẻ tiền.

Gần đây, dư luận rộ thông tin, gỗ sưa là loại lâm sản quý hiếm, có giá trị cao thì người dân Quảng Bình mới vỡ lẽ, có rất nhiều quan chức cao cấp của tỉnh này đang sở hữu những bộ bàn ghế tiền tỷ. Những bộ bàn ghế này chỉ được đặt trong phòng làm việc của các vị đầu ngành như bí thư, chủ tịch hay giám đốc sở.

Thay vì giữ kín bí mật, cán bộ tại UBND huyện Minh Hóa cho biết, thời gian gần đây, đêm đến, lãnh đạo huyện phải cử nhân viên túc trực cùng bảo vệ ngủ tại phòng làm việc của ông chủ tịch UBND huyện. Sở dĩ có việc như vậy vì tại phòng làm việc của vị này có bộ bàn ghế gỗ sưa quý hiếm có giá tiền tỷ.

Sưa tặc hoành hành, có thể đột vòm bất cứ đâu để kiếm sưa nên Sở Y tế Quảng Bình phải thuê hẳn một ê – kíp canh giữ một bộ bàn ghế làm bằng sưa đỏ. Đến lúc này, nhiều nhân viên trong cơ quan sở mới biết, vị giám đốc của mình đang tậu hàng sang trong phòng làm việc. Theo một đại gia buôn sưa tại địa phương cho biết, bộ bàn ghế này hiện có giá thị trường khoảng 5 tỷ đồng. Mặc dù đã có một số thương gia đặt vấn đề mua với giá trên nhưng sở này không bán.

Một chiếc ghế chạm rồng làm bằng gỗ sưa quý hiếm

Mới đây nhất, do phức tạp trước nạn trộm cắp gỗ sưa khắp nơi, nên Huyện ủy huyện Bố Trạch đã bán bộ bàn ghế tại phòng Bí thư với giá 1,5 tỷ. Trước khi bộ bàn ghế được chào bán, nhân viên văn phòng đã phải ngủ trên bộ bàn ghế này suốt nhiều đêm liền để bảo vệ. Bộ bàn ghế này, sau đó, được người mua bán lại cho thương lái với giá 5 tỷ đồng. Sợ nhân viên và bảo vệ vất vả với bọn sưa tặc nên một cơ quan cấp tỉnh cũng vừa bán một bộ gỗ sưa rất đẹp. Giá trị của bộ gỗ này được giữ bí mật, không tiết lộ. Nhưng theo giới thạo tin, bộ gỗ này phải có giá tiền tỷ ngoài thị trường vào thời điểm hiện nay.

 Do sợ bị mất cắp, Công ty Lâm công nghiệp Long Đại (Quảng Bình), đã phải thuê bảo vệ và lắp thêm các camera theo dõi trong phòng khách. Tại phòng khách của công ty có bộ bàn ghế gỗ sưa loại lớn, có giá trị rất cao. Ngoài những camera tại phòng khách, công ty còn cho lắp hệ thống giám sát ở cả cửa ra vào cho an toàn.

Trước câu hỏi, vì sao rất nhiều cơ quan công quyền tại Quảng Bình lại sở hữu những bộ bàn ghế quý hiếm và đắt tiền như vậy, một cán bộ Tỉnh ủy ở tỉnh này đã giải thích, vì trước đây, gỗ sưa rẻ tiền. Cách trả lời này chỉ là ngụy biện, bởi như chúng tôi được biết, có một số bộ bàn ghế khi các cơ quan này mua về cũng đã có giá hàng trăm triệu. Thậm chí, có những bộ bàn ghế do các quan chức đang sử dụng được chính các đầu nậu buôn gỗ biếu tặng.

Một cán bộ hưu trí tại TP Đồng Hới thẳng thắn: “Đừng có nói là do ngày trước đơn vị khó khăn, không có tiền đóng bàn ghế bằng lim, hương, gọ… mà phải mua bàn ghế gỗ sưa về dùng. Nói như thế là không thuyết phục. Vì những bộ bàn ghế này chỉ có ở tại phòng của các vị giám đốc sở, chủ tịch, bí thư huyện. Còn cán bộ nhân viên và dân nghèo mơ cũng không có được cái loại “rẻ tiền” này để dùng”.

Vậy là, lâu nay, các quan chức dù là cấp huyện ở tỉnh nghèo Quảng Bình cũng đã âm thầm sử dụng tài sản công vượt định mức quy định. Một bộ bàn ghế trong phòng làm việc của họ có giá trị gấp 2 đến 3 lần chiếc xe ô tô của bộ trưởng sử dụng. Theo một số cử trị tại tỉnh này, những bộ bàn ghế trên cần phải được bán đấu giá và sung quỹ nhà nước. Nếu cơ quan nào tự ý bán là sai quy định vì đây là tài sản công.

Ngoài 3 cán bộ kiểm lâm bị đình chỉ và thuyên chuyển công tác liên quan đến vụ chặt 3 cây gỗ sưa, mới đây VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đã yêu cầu ông Nguyễn Thanh Trì, trạm phó Trạm kiểm lâm 37 của Vườn viết tường trình về hành vi tiếp tay cho lâm tặc. Theo lãnh đạo VQG thì ông Trì đã biển thủ một khúc gỗ sưa 10kg, có giá trị khoảng gần 150 triệu đồng. Được biết, ông Trì là em trai của ông Nguyễn Hữu Trí (Hạt phó kiểm lâm VQG), người vừa bị đình chỉ công tác vì lấy một thanh gỗ huê 15 kg, trị giá khoảng 200 triệu đồng để thông đường cho một nhóm lâm tặc từ hung Trí ra.

Xuân Hồng